Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Dấu hiệu bệnh tiểu đường khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai luôn có chế độ ăn uống đặc biệt, thêm vào đó khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ: Sự có mặt của nhau thai đã tiết ra nhiều hóc môn khác nhau để thai phát triển, hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị đái tháo đường, đến khi có thai có thể mắc bệnh đái tháo đường do thai nghén và bệnh đái tháo đường thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy vẫn còn 5-20% tiếp tục bị đái tháo đường và có thể nặng thêm).
dấu hiệu bệnh tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ)
dấu hiệu bệnh tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ)

Tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ) là gì ?

Tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ – một trong những căn bệnh về rối loạn chuyển hóa tấn công vào thời kỳ mang thai của phụ nữ – đang được quan tâm hàng đầu. Theo một khảo sát của Bệnh viện (BV) Hùng Vương (TP HCM) dựa trên số liệu tổng hợp từ các BV, tỉ lệ thai phụ mắc tiểu đường có xu hướng tăng dần trong những năm qua, từ 2,1% năm 1997 lên 4% năm 2007 rồi 11% năm 2008; trong khi tại Hà Nội là 5,7% vào năm 2004.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) khi mang thai (thai kỳ) 7 năm gần đây ?

Ngày nay số phụ nữ mang thai có dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường đang tăng lên gấp đôi trong vòng 7 năm trở lại đây. Số thanh thiếu niên bị đái tháo đường bẩm sinh tăng lên gấp 5 lần. Điều này đồng nghĩa với việc, sức khỏe của cả người mẹ và đứa bé đều bị đe dọa. Người phụ nữ khi mang thai rất khó để kiếm soát được những biến đổi về căn bệnh đái tháo đường mình mắc phải. Và họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai hoặc đứa trẻ sinh ra bị chết yểu. Người phụ nữ khi biết mình mắc bệnh này, nếu lập gia đình và muốn sinh con thì cần phải lập một kế hoạch chắc chắn, cẩn thận cho việc mang bầu và sinh nở, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ ở độ tuổi mang thai đang có nguy cơ mắc bệnh đái thái đường ngày càng nhiều. Tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ phụ nữ mắc bệnh thời kỳ tiền mang thai có nhiều điểm khác với phụ nữ bị bệnh này trong thời gian có bầu. Trường hợp thứ hai này không cần phải quá lo lắng vì nó có thể phát triển trong quá trình mang thai rối lại mất đi sau khi em bé trào đời.
Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại vì nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho nhiều bà mẹ và em bé. Nếu mẹ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con có trọng lượng lớn nên sinh khó, nguy cơ cao phải mổ khi sinh, bé dễ bị ngạt, vàng da nặng… Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành, những trẻ này dễ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh như hạ đường huyết, đa hồng cầu.
dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường khi mang thai
dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường khi mang thai

Các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ:

- Gia đình (cùng huyết thống) có người mắc bệnh tiểu đường.
- Lần sinh đẻ trước con bị dị dạng, thai chết lưu.
- Thai nhi quá to (có thể phát hiện trên siêu âm).
- Xuất hiện các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài ra, ngứa âm hộ…
- Nước tiểu bị kiến đậu…
Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến thai nghén

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả người mẹ và thai nhi:
- Đối với người mẹ:
Người có bệnh tiểu đường kèm theo thai nghén thì lần thai nghén đó dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt
- Đối với thai nhi:
Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.
Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.
Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.
Con của những bà mẹ bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.

Ảnh hưởng của thai nghén đến bệnh tiểu đường

Thai nghén có thể coi là một yếu tố sinh bệnh tiểu đường. Ngay cả khi bạn hoàn toàn khoẻ mạnh vẫn có thể bị bệnh tiểu đường khi mang thai. Bởi vì khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi, do sự có mặt của rau thai đã tiết ra nhiều hóc môn khác nhau để thai phát triển. Mà các hóc môn của rau thai hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị tiểu đường, đến khi có thai có thể mắc bệnh tiểu đường do thai nghén và bệnh tiểu đường thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy có một số ít vẫn tiếp tục bị tiểu đường).
Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng hơn lên. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng nghén: ăn uống kém, nôn mửa; nhất là đối với người bệnh được điều trị thường xuyên bằng insulin. Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ. Sau khi sinh, tác dụng của các hóc môn rau thai không tồn tại nữa cũng cần điều chỉnh insulin điều trị cho người bệnh một cách thích hợp.

Những điều bà mẹ mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường cần lưu ý khi mang thai

- Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường cao:
Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì tới khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao. Xét nghiệm sàng lọc này được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 50gr đường và đo lượng đường huyết trong máu một giờ sau đó. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của xét nghiệm tốt hơn khi thai phụ ở trong tình trạng đói. Nếu kết quả bất thường: >140 mg/dl, thì thai phụ ấy có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Ðể chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho tiếp tục xét nghiệm dung nạp 100gr đường trong ba giờ.
- Đối với những phụ nữ đã mắc tiểu đường trước khi mang thai:
Thai phụ cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Như vậy, những bà mẹ bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh tiểu đường. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới  tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

Xem >> bài thuốc nam Tiêu Khát Thang sử dụng 100% thảo dược điều trị hiệu quả Bệnh Tiểu Đường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by