Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013
Hiện tượng tiểu đường

Hiện tượng tiểu đường

Hiện tượng bệnh tiểu đường bao gồm những biểu hiện gì ? Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo như tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận,…Chính vì vậy việc phát hiện sớm ra bệnh tiểu đường góp phần quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là những thông tin giúp bạn dễ dàng nhận biết sớm ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể dẫn tới chất đường glucose trong máu không đi đến được các tế bào trong cơ. Hiện tượng bệnh tiểu đường chính là biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Dưới đây là các hiện tượng cho thấy bạn đang mắc phải tiểu đường.
Trong 2 dạng tiểu đường chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 ngoài những hiện tượng bệnh tiểu đường biểu hiện là giống nhau thì nó những hiện tượng biểu hiện khác nhau.

Các hiện tượng bệnh tiểu đường và cách nhận biết

- Hiện tượng chung cho cả 2 dạng tiểu đường
- Khát không ngừng
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm
- Mệt mỏi, uể oải
- Giảm cân
- Ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái diễn

Hiện tượng bệnh tiểu đường type 1

Ở tiểu đường type 1, các triệu chứng ít gặp hơn là: Chuột rút, Táo bón, Nhìn mờ, Nhiễm trùng da tái diễn.

Hiện tượng bệnh tiểu đường type 2

Ở tiểu đường loại 2, các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm liền, chỉ tới khi có biến chứng, như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh tiểu đường type 2 gồm có:
Các triệu chứng giống như cảm cúm:  Đường là chất đốt cần thiết cho cơ thể nên một khi đường không vào đươc các tế bào thì bệnh-nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi bải hoải
Sức cân năng lên xuống:  Cơ thể cần bù lại số chất lỏng và đường bị mất đi nên làm cho bệnh-nhân đói phải ăn nhiều hơn và vì vậy bệnhnhân sẽ lên cân mà hậu-quả là sức đề-kháng của các tế bào đối với  insulin càng mạnh.Nhưng sự kiện ngược lại cũng có thể xẩy ra. Bệnhnhân có thể ăn nhiều hơn nhưng vẫn xuống cân vì các mô cơbắp không nhận đủ glucoz để nẩy nở và sản xuất năng luợng
Thi giác bị mờ:  Đường trong máu cao sẽ rút chất lỏng từ các mô kể cả từ thủy tinh thể mắt làm cho mắt bệnh nhân khó điều tiết. Ngoài ra, sau nhiều năm, bệnh tiểu đường còn có thể làm hư hại các mạch máu hoặc làm mọc thêm các mạch máu mới trên võng mạc .
Các mụn lở lâu lành hay dễ bị nhiễm khuẩn:  Đặc biệt các phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn  bàng quang và âm đạo
Hư hại thần kinh:  Glucoz dư trong máu có thể làm hư các mạch máu nhỏ dẫn máu đến các dây thần kinh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói hay mất cảm giác nơi bàn tay , bàn chân hoặc cảm thấy nóng bên trong cánh tay, bàn tay,cẳng chân, bàn chân
Lợi bị sưng đỏ:  Do bệnh tiểu đường , lợi và ổ xương răng có nhiều rủi ro bị nhiễm khuẩn làm cho lợi có thể tách khỏi răng, răng có thể bị lung lay hoặc mụn lở hay túi mủ có thể mọc trên lợi
Nên nhớ, không phải tất cả các triệu chứng trên  đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.
Nên nhớ, không phải tất cả các dấu hiệu đều xuất hiện cùng lúc. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên đây, hãy kiểm tra để loại trừ tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể được phát hiện qua một cuộc xét nghiệm nước tiểu định kỳ, khi hàm lượng đường trong đó vượt mức cho phép. Sau đó, bạn nên xét nghiệm máu để xác định đâu là nguyên nhân. Sau cùng là xét nghiệm mức độ đường trong máu. Một người bị tiểu đường sẽ không thể đào thải đường trong máu nhanh như người bình thường.
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013
Thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hoá cột sống là một trong những nguyên nhân chính phổ biến nhất của tình trạng đau lưng. Vậy thoái hoá cột sống là gì?
 Thoái hoá cột sống hay thoái hoá đĩa đệm được đặc trưng bằng tình trạng các đĩa đệm bị vỡ do hao mòn. Các đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoái hoá do tình trạng lão hoá và căng thẳng hàng ngày. Sau một thời gian dài, các đốt sống cọ xát trên các đĩa đệm là chúng bị vỡ, mòn và gây thoái hoá cột sống.

Nguyên nhân chính của thoái hoá cột sống là do lão hoá
Để tìm hiểu thêm về thoái hoá cột sống là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về các triệu chứng ban đầu. Trong đó, đau lưng lan tới mông, hông và đùi là phổ biến mất. Thoái hoá cột sống cũng có thể dẫn tới phồng hoặc thoát vị đĩa đệm. Phồng đĩa đệm có thể gây đau và hẹo ống tuỷ sống.
Đau do thoái hoá cột sống được gây ra do tình trạng viêm sưng các đĩa đệm làm gia tăng áp lực lên các dây thần kinh. Bên cạnh đó, các đĩa đệm bị mòn không hấp thu được áp lực gây đè lên cột sống làm gia tăng áp lực lên trên đốt sống và dây thần kinh ở vùng lưng.

Thoái hoá cột sống là nguyên nhân chính gây đau lưng
Tìm hiểu thoái hóa cột sống là gì? Bạn nên biết rằng thoái hoá cột sống được điều trị bằng thuốc giảm đau và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi với một chiếc gối dưới đầu gối sẽ tạo được cảm giác dễ chịu, giảm đau lưng. Bệnh nhân bị thoái hoá cột sống cũng không nên nằm nghỉ quá 2 – 3 ngày một lần vì điều này có thể dẫn tới suy yếu cơ bắp vùng lưng và làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Một số bệnh nhân thoái hoá cột sống tìm đến các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng này. Vật lý trị liệu giúp tăng cường cơ bắp và hỗ trợ cột sống trong các hoạt động hàng ngày.
Đối với bệnh nhân thoái hoá nặng, tiêm steroid ngoài màng cứng là lựa chọn cuối cùng sau khi các biện pháp can thiệp không dùng thuốc thất bại. Tiêm steroid sẽ giảm sưng và phồng đĩa đệm, giảm đau dây thần kinh.

Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi để giảm đau do thoái hoá
Trên đây là những thông tin giải thích thoái hoá cột sống là gì. Nếu cảm thấy đau lưng mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là với người cao tuổi thì nên đi khám và được điều trị sớm.
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Đậu bắp trị tiểu đường hiệu quả

Đậu bắp trị tiểu đường hiệu quả

Cây đậu bắp là một trong những loại thực phẩm không những mang lại nhiều lợi ích về giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, nó thường được dùng trong các bữa ăn gia đình mà còn có tác dụng trị tiểu đường rất hiệu quả. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn về công dụng của đậu bắp trị tiểu đường hiệu quả như thế nào để mọi cùng áp dụng.

Lợi ích sức khỏe của cây đậu bắp

Từ lâu, dân gian nhiều nơi đã biết sử dụng thân, lá và quả non đậu bắp có vị hơi chua, mát để trị các chứng tiểu khó, bệnh lậu; rễ và lá non chữa ho khan, viêm họng… Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước đậu bắp luộc hằng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Trái đậu bắp thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp (okra) luôn có mặt trong thực đơn giảm béo, giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và acid alpha – linolenic. Những vitamin này giúp “nâng cấp” sức khỏe khá toàn diện.
Đậu bắp (okra) rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2 g. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Chất nhầy chứa trong đậu bắp có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.
Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống),
Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Tại sao đậu bắp trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Về mặt dinh dưỡng, đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng bao gồm  những hợp chất polyphenol, chất chống oxy hóa, các thành phần sinh tố, khoáng  chất như: vitamin C, A, B1, B2, B6, chất kẽm, sắt, calci và nhiều chất xơ, chất nhầy, đặc biệt không có cholesterol.
Đậu bắp còn có tác dụng chống bệnh tiểu đường vì chất xơ của nó có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu. Đậu bắp cũng có tác dụng kiểm soát lipid nhờ chất xơ hòa tan được gọi là pectin có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu…
Theo các nhà Đông Nam dược, thật ra, từ lâu trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm dùng đậu bắp hoặc phối hợp đậu bắp với một số thảo dược khác trong việc điều trị ổn định đường huyết, kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người mắc bệnh tiểu đường hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong thức ăn hay dùng thân, lá hoặc chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Cũng có thể dùng phối hợp với một số thảo dược như khổ qua, lá ổi, lá sakê…. trong việc điều trị bệnh này.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được liều dùng từ 10g đến 40g trên 1kg thể trọng có tác dụng hạ đường huyết. Đồng thời qua so sánh với insulin, tác dụng của đậu bắp tuy không mạnh bằng insulin, và không có tác dụng hạ giảm đột ngột như insulin nhưng ổn định hơn và không có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Vị Lương Y này cũng giải thích rằng chất nhầy trong đậu bắp có thành phần chất xơ hòa tan và những hoạt chất giúp ổn định đường huyết.  Chất này tiết ra ngoài thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân quả và dễ hòa tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hòa tan vào nước thể hiện rõ qua độ sánh trong nước tăng lên. Đông Y sĩ Võ Hà cũng nhấn mạnh, rằng điểm mới trong thông tin đăng tải trên mạng là chỉ cần tận dụng chất nhầy tự nhiên của khoảng hai trái đậu bắp tươi, bằng cách cắt và để tiết ra nước ngâm qua đêm, cũng đủ tác dụng ổn định đường huyết thay vì phải sắc uống hoặc ăn đến vài trăm gam như trước đây, và nếu dùng 2 hoặc 3, 4, 5 trái đậu bắp là tùy thuộc vào trái lớn nhỏ và cơ địa mỗi người.
Khi uống hàng ngày như vậy nên theo dõi lượng đường huyết để đối chiếu kết quả và tìm ra liều lượng tối thiểu phù hợp với bản thân. Vì đậu bắp là loại rau quả bổ dưỡng, nên nếu dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại. Ngoài ra, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong việc phối hợp và gia giảm liều lượng với các loại thuốc tây đang dùng.
Món thứ hai trong dân gian cũng hay dùng trong việc chữa trị Bệnh Tiểu đường là Khổ qua, mà người Bắc còn gọi là mướp đắng. Lương Y Võ Hà cho biết nó cũng là một loại rau quả bổ dưỡng Với thành phần chất xơ, chất khoáng và chất chống oxy hóa cao, khổ qua là một loại thực phẩm tốt có tác dụng tích cực trong việc cải thiện lượng mỡ trong máu, và bảo vệ màng tế bào trong các chứng bệnh về tim mạch. Đặc biệt, mướp đắng có thành phần của những hoạt chất mà người ta gọi là những insulin thực vật có tác dụng làm hạ lượng đường trong máu ở những người bị Bệnh Tiểu đường, vì khổ qua vừa gia tăng sự xuất tiết insulin vừa làm tăng độ nhạy của tế bào cơ thể đối với insulin.
Nhà nghiên cứu Đông Nam dược này cũng giới thiệu một nghiên cứu được tiến hành trên 100 người mắc Bệnh Tiểu đường loại II ở Ấn độ từ 1999. Trong 2 ngày, người bệnh được thử độ đường lúc đói và sau khi được uống nước đường. Đến ngày thứ hai, những người nầy được cho uống từ 150 đến 200cc nước khổ qua ép. Kết quả thử nghiệm ngày thứ hai đã cho thấy 86% người tham gia thí nghiệm đã hạ đường huyết trung bình 14% so với lúc bình thường, cũng như sau khi dùng nước đường. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng cho biết khổ qua có thể nâng cao khả năng hấp thu đường glucose của tế bào và gia tăng việc xuất tiết insulin cũng như hiệu quả hoạt động của  loại hormon nầy. Các nhà nghiên cứu đã xác định được ba hợp chất chính trong Khổ qua có liên quan đến việc cải thiện đường huyết là Charantin, Polypeptide P, Acid Oleanolic.
Để áp dụng trị bệnh tiểu đường với đậu bắp chúng ta có thể tham khảo một trong 2 cách sau đây:

Bài thuốc đậu bắp trị tiểu đường

Lấy 2 qủa đậu bắp, cắt bỏ 1 tí khúc đầu và 1 tí khúc đuôi, xong mổ 1 đường thẳng theo chiều dài (không mổ đứt), sau đó cho 2 qủa đậu bắp vào ngâm trong một cái ly đựng 8oz nước uống (nguội), đậy lại ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn vớt bỏ 2 qủa đậu bắp vứt đi, chỉ uống hết ly nước ngâm đậu bắp mà thôi. Bạn phải kiên nhẫn uống mỗi ngày, sau 2 tuần lễ, bạn sẽ thấy đường trong máu của bạn sẽ xuống một cách không ngờ.

Món canh đậu bắp trị bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường type 2 ăn món “canh đậu bắp sa kê” rất tốt. Nguyên liệu gồm: Đậu bắp 2 quả, sa kê non 1/2 lá, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê xắt sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
Gai cột sống: chẩn đoán và điều trị

Gai cột sống: chẩn đoán và điều trị

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:


Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa. Viêm dây chằng đốt sống cũng là một nguyên nhân tạo ra gai cột sống do quá trình viêm tái phát nhiều lần làm xơ hóa và đóng canxi ở gốc các dây chằng đốt sống nên trên phim x. quang thấy có hình ảnh giống “gai”.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Viêm khớp đốt sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Ngoài ra một số bệnh cột sống như viêm xương-khớp cột sống (spondylarthrite), bệnh viêm cứng cột sống (spondylarthrite ankylosante – bệnh “bamboo spine”) … cũng dẫn đến gai cột sống.

Như vậy “gai” là hình ảnh x.quang, hậu quả của sự lắng đọng canxi ở bờ đốt sống hoặc ở dây chằng đốt sống do viêm hoặc sau chấn thương. Đó không phải là một “bệnh”.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Khi chụp x. quang cột sống người ta phát hiện có “gai”. Thật ra đây là sự phát hiện tình cờ vì người bệnh đau là do quá trình viêm, không phải do gai “đâm” gây đau như người ta vẫn nghĩ. Có nhiều trường hợp chụp x. quang cột sống thấy có gai nhưng người ta không bị đau lưng, ngược lại có nhũng trường hợp người bệnh đau lưng nhưng khi chụp phim cột sống không thấy có gai.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế không hề có chỉ định và không thể “mổ cắt gai cột sống”. Việc điều trị bệnh “gai cột sống” (thực ra là điều trị đau lưng) thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự vôi hóa phần lớn các dây chằng đốt sống làm hẹp ống tủy hoặc các lổ tiếp hợp ở cột sống, gây chèn ép các rễ thần kinh. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.


Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Giải mã các chỉ số của bệnh tiểu đường

Giải mã các chỉ số của bệnh tiểu đường

Bạn có bao giờ tìm hiểu xem các chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường là gì mà có thể giúp bác sĩ đánh giá kế hoạch kiểm soát tiểu đường của người bệnh, kể cả kết quả trong toàn bộ khoảng thời gian điều trị?

Thực ra, những con số bé nhỏ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Các chỉ số quan trọng:

1. Đường huyết – Lượng đường trong máu

Đường (Glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):
- Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
- Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
- Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

2. Chỉ số GI - Chỉ số đường huyết của thực phẩm

Chỉ số GI là con số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu.

Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng nhanh tăng nhiều và ngược lại.
Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.


Người bệnh nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI nhỏ hơn 55.
 
Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp:
 
Thực phẩm
GI
Thực phẩm
GI
Nhóm bột đường:

Nhóm trái cây:

Đậu xanh
30
Bưởi
22
Bún
35
Đào
36
Khoai lang
45
Cam trái
43
Nhóm rau củ:

Nho tươi
43
Rau cải, cà chua, cà tím
10
Trái lê tươi
53
Cà rốt tươi
35
Xoài
55

3. Chỉ số HbA1c

Xét nghiệm HbA1c là phương pháp đo lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 90-120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu trong suốt khoảng thời gian 90-120 ngày. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần.

Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. HbA1c cao trên 7.0%, chứng tỏ bệnh nhân hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Kiểm soát tốt đường huyết và giảm chỉ số HbA1c từ dưới 6.5% xuống dưới 5.5%, bệnh nhân đã tự mình giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

Chỉ số HbA1c ở mức bình thường

- HbA1c bình thường chiếm 4-6% trong Hemoglobin của hồng cầu.
- HbA1c dưới 6.5% cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt.
- HbA1c trên 10%, đường huyết được kiểm soát rất kém.
- Mỗi 1% HbA1c tăng trên mức bình thường, giá trị đường huyết tương ứng tăng lên 30mg/dl hay 1,7 mmol/l.

Kiểm soát các chỉ số

- Tập thể thao thường xuyên: Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp để tiêu hao lượng đường. Đồng thời, đây cũng là biện pháp giảm cân đơn giản.

- Hạn chế ăn các loại thức ăn có chỉ số GI cao hơn 70 và chỉ nên ăn những loại thức ăn có chỉ số GI dưới 55.

- Kết hợp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa đường trong máu, giảm chỉ số HbA1c, giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng tiểu đường. Nhóm 7 thảo dược được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong quá trình trị bệnh tiểu đường bao gồm: trái khổ qua, tảo Spirulina, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật, sinh địa và linh chi. Trái khổ qua, đặc biệt là loại khổ qua rừng (tên khoa học Momordica charantia) có vị rất đắng và hàm lượng hoạt chất cao, không chỉ có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c mà còn giúp kéo dài thời gian ổn định đường máu.
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Gai cột sống là gì?

Gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.

Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.
- Tìm hiểu về cột sống: Cột sống là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Cột sống được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý bao gồm:
Đoạn cổ: 7 đốt sống; Đoạn thắt lưng: 5 đốt; Đoạn cùng: 5 đốt và Đoạn cụt: 4 đốt, cột sống tạo thành khung để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau.
Phòng ngừa gai cột sống:
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống. Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.  Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Tin vui về bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 Bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh tiểu đường giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 khỏi hoàn toàn còn với người bệnh tiểu đường tuýp 1 khi dùng bài thuốc nam thì giảm hẳn được liều dùng insulin hàng ngày thậm chí tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người bệnh mà tuyến tụy được khôi phục hoạt động trở lại bình thường".

Bệnh tiểu đường được xem căn bệnh đại dịch của toàn cầu và đang có nguy cơ bùng phát nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của bộ y tế có khoảng 80% dân số Việt Nam mắc phải bệnh này. Đặc biệt cứ 10 người mắc phải bệnh tiểu đường thì có tới 9 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường xảy ra phổ biến nhất chiếm tỷ lệ tới 90% một con số đáng báo động.
Trong điều trị bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng thì cơ bản bên cạnh việc dùng thuốc tây điều trị thì người bệnh tiểu đường phải có chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Vậy trên phương diện điều trị  bằng Đông y để trị chứng bệnh tiêu khát bằng cách dùng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm đối với insulin tác động trực tiếp vào trức năng hoạt động của tuyến tụy. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả trong việc giữ đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng.

Đặc điểm của cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Các cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất công hiệu và an toàn cho người bệnh không giống như thuốc tây khi dùng thuốc nam nó không gây ra các tác dụng phụ mà còn mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị phòng ngừa biến chứng.

Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 từ khổ qua rừng


Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
Ngoài mướp đắng bạn có thể dùng các loại thảo dược khác cũng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt như giảo cổ lam, lô hội, cây húng quế. Đây là những loại cây rất dễ kiếm xung quanh vườn. Hoặc bạn cũng có tham khảo một số bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 dưới đây:
- Uống nước gạo lứt rang, hay nấu cám gạo lấy nước uống sau khi uống thuốc điều trị tiểu đường. Cám gạo đã được sàng sẩy hay cám còn trong gạo lứt đều có tác dụng nhạy bén insulin, giúp lượng đường huyết hạ nhanh gấp đôi bình thường.
- Dùng đóa hoa quỳnh trắng nở về đêm (phải tìm cho được đúng loại hoa quỳnh trắng nở về đêm) pha trà uống, thì sau khi uống với thuốc trị tiểu đường sẽ giúp lượng đường hạ giảm mau chóng.
- Hoa nhãn 30g, hầm với thịt nạc ăn.
- Rễ cây nhãn 30g, lòng lợn vừa đủ, hầm chín ăn ngày một lần, ăn bốn ngày liên tục.
- Lá nhãn (hái hướng đông) một nắm. Sắc uống ngày một thang.
- Rễ chuối 30g, giã nát vắt lấy nước cốt. Uống mỗi lần một chén.
- Mướp đắng 20g. Hãm nước uống hàng ngày.
- Mướp đắng 30g, nấm hương 6 – 10 cái, thịt nạc 30g. Nấu canh ăn.
- Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Hẹ 20g, thịt ngao 100g, gia vị vừa đủ. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên rất tốt.
- Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.
- Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh chi đem xay nhỏ, gói trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần.
- Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu đã có biến chứng nhiễm trùng thêm hoàng cầm 12g.
- Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống thường xuyên.
- Bí đao tươi 100g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
- Rau cần tây 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống hai lần/ ngày.
- Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch bì. Trị chứng tiểu đường có phù.
- Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 60g. Sắc nước uống ngày 1 – 2lần.
- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hàng ngày.
- Hoa đậu ván trắng 30g, mộc nhĩ ssen 30g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 3 – 5g.
- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch xào ăn bằng dầu thực vật.
Bệnh tiểu đường có diễn biến phức tạp chính vì vậy ngoài việc áp dụng các bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 người bệnh vẫn cần phải thực hiện chế độ ăn uống và vận động hợp lý thì mới mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh tiểu đường.
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013
Dinh dưỡng với bệnh thoái hóa cột sống

Dinh dưỡng với bệnh thoái hóa cột sống

Hầu như bệnh đau lưng chỉ có ở loài người. Sự khác biệt giữa loài người với các động vật khác là ở tư thế đi bằng 2 chân và lưng thẳng đứng. Chính tư thế này của loài người làm cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể đè lên cột sống và bất cứ một thương tổn nào của cột sống đều có thể gây đau do khối lượng cơ thể thường trực tác động lên.

Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là bệnh thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn sẽ chèn ép các dây thần kinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng, có khi đau nhiều đến nỗi bệnh nhân không thể đứng hay đi lại được. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống có thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, tư thế đi lại hoặc do thường xuyên mang vác các vật nặng. Tuy nhiên nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Chính vì thế chứng đau lưng thường hay gặp ở tuổi về già, đặc biệt là phụ nữ.
Khối xương của con người phát triển đến đỉnh điểm vào tuổi 20 - 30 rồi sau đó sẽ suy giảm dần. Càng cao tuổi khối xương càng bị mất đi và đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh thì khối xương mất đi càng nhanh chóng. Người ta thấy rằng ở tuổi sau 60, khối xương bị giảm đến hơn một nửa so với lúc còn trẻ và khi khối xương giảm xuống dưới 40% thì bệnh loãng xương xuất hiện với các triệu chứng lâm sàng của nó như gãy xương, thoái hóa cột sống.
Xương đốt sống của người bị thoái hóa, cột sống sẽ xốp hơn so với người bình thường nên dễ bị xẹp đốt sống và sự xẹp này sẽ đè nén lên các dây thần kinh vốn hiện diện rất nhiều giữa các đốt sống và gây đau. Xương sống cũng được hỗ trợ nhiều bởi các cơ quanh cột sống và sự phát triển tốt của hệ cơ này cũng góp phần giúp nâng đỡ cột sống tránh các chấn thương do va chạm hoặc do tư thế.
Để phòng tránh loãng xương cột sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi. Thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa - đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.
Ăn uống và lối sống được xem như là hai yếu tố quan trọng để phòng ngừa loãng xương, đặc biệt là chứng thoái hóa xương cột sống ở người cao tuổi.
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
Cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường

Cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nỗi đe dọa ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng cuộc sống và tính mạng của người bệnh. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, mù lòa thậm chí dẫn tới tử vong nếu như người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để kiểm soát tốt đường huyết. Ngoài chế độ ăn uống, vận động hợp lý, thuốc điều trị thì người tiểu đường nên kết hợp một số cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường vừa không gây tác dụng phụ mà còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng.
Cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả nhằm giúp ổn định đường huyết để phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường gây ra. Đây là những loại cây cỏ xung quanh vườn rất dễ tìm mọi người có thể tự biến hóa với cách chế các loại cây cỏ này thành vị thuốc trị tiểu đường rất tốt. Dưới đây là các loại cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường mọi người hãy tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình.

Cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Mướp đắng
Đây là một trong những cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…
Cách làm: Bạn có thể ngâm muối, rửa sạch và ăn sống hoặc dùng khổ qua vào các món ăn chính của ngày.
Cây nha đam (Lô hội)
Nha đam hay còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường.
Cách làm: Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.
Cây cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt la một trong những cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường được nhiều người lựa chọn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong thành phần của cỏ ngọt có chứa các chất cần thiết thay thế đường trong bữa ăn hàng ngày. Nó giúp người tiểu đường ăn kiêng hiệu quả, hợp lý. Bạn có thể dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không hề lo lắng nó làm tăng đường máu.
Dây thìa canh
Những bệnh nhân tiểu đường thường phải kiêng khem rất khổ sở với các loại đồ ăn có đường. Lời khuyên chúng tôi dành cho bạn hãy dùng dây thìa canh làm thuốc uống hàng ngày , loại nước uống này sẽ giúp bệnh nhân giảm cảm giác thích ăn đồ ngọt đồng thời giúp giảm đường huyết trong máu. Dây thìa canh được xem là những cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường cực hiệu quả.
Hành và tỏi

Hành và tỏi không chỉ là loại gia vị dùng trong nhà bếp giúp món ăn thêm đậm đà hương vị mà còn là cây thuốc nam trị bệnh tiểu đường rất tốt. Hai loại gia vị này giúp giảm lượng đường huyết và cải thiện tình trạng bệnh của người tiểu đường.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by