Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
Đau cột sống - căn bệnh của giới văn phòng

Đau cột sống - căn bệnh của giới văn phòng

Nghề nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi dài ngày nên dễ bị đau cột sống. Bệnh lý này làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.




* Nguyên nhân đau cột sống

Theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, Trưởng khoa ngoại thần kinh (Bệnh viện đa khoa Đồng Nai), nguyên nhân chính của bệnh đau cột sống vùng thắt lưng - hông là do đĩa đệm ở giữa hai đốt xương sống bị đẩy ra phía sau, đè vào các rễ thần kinh ở phía sau gây ra đau. Những người bị  đau vùng này thường bị đau thêm vùng mông và chân.

Tình trạng đĩa đệm bị đẩy ra phía sau là do nhân viên văn phòng thường ngồi quá lâu một tư thế, ngồi không đúng tư thế, cột sống phải chịu một lực khá nặng trong thời gian quá lâu. Ngoài hiện tượng đĩa đệm bị đẩy lệch khỏi vị trí, còn có hiện tượng căng dây chằng - tình trạng này cũng gây chèn ép dây thần kinh.

* Điều trị và cách phòng ngừa

Nếu người bệnh đau cấp tính, phải điều trị bằng thuốc một cách tích cực kết hợp với việc nghỉ ngơi từ 2-4 tuần sẽ đỡ. 

Nếu điều trị sau thời gian này mà không đỡ, cơn đau xuất hiện nhiều hơn thì cần gặp bác sĩ để xem xét việc phẫu thuật
.
Bệnh đau cột sống vùng thắt lưng - hông thường có nguy cơ tái phát, dù đã được chữa khỏi bệnh. Vì thế, theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, cần tập luyện đúng cách, có chế độ sinh hoạt và làm việc đúng để phòng tránh được các đợt đau tái phát. Ngồi thẳng lưng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, nên giữ cho tư thế người cân bằng khi ngồi và khi làm việc. Hai vai giữ cho cân đối, tránh lệch vẹo người sang một bên kéo dài. Nếu việc phải ngồi lâu, nên tránh ngồi cúi còng lưng hoặc ngửa ra sau, kê bàn ghế sao cho có thể ngồi làm việc ở tư thế thẳng lưng, có thể dựa thẳng lưng vào lưng ghế, kê máy vi tính ngang tầm nhìn để tránh phải cúi đầu xuống hoặc phải ngẩng đầu lên.

Khi ngồi làm việc khoảng từ 30-45 phút, nên đổi tư thế hoặc đứng lên đi qua lại, nhẹ nhàng vặn người sang hai bên, có thể cúi gập lưng hoặc ưỡn người ra sau, nhưng nên làm từ từ, tránh cúi gập hoặc ưỡn người ra sau quá nhanh, quá đột ngột sẽ gây co cứng cơ.

Chữa tiểu đường bằng thuốc nam : Cỏ ngọt và cỏ đắng

Chữa tiểu đường bằng thuốc nam : Cỏ ngọt và cỏ đắng

Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã được chữa khỏi chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng. Đây chính là bài thuốc Nam gia truyền 4 đời của ông Đỗ Chí Quyết ở Hòa Bình.

Từ lâu, người dân ở vùng núi cao thuộc thôn Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông trạc tuổi ngũ tuần nai nịt gọn gàng, đeo gùi lên lưng vào rừng tìm cây thuốc để làm nguyên liệu chữa bệnh.

Ông tên Đỗ Chí Quyết, 56 tuổi, truyền nhân đời thứ 4 của gia đình chuyên chữa bệnh bằng thuốc Nam, được Sở Y tế Hòa Bình cấp phép hoạt động. Là một thầy thuốc tận tụy, ông đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng.
Mở cửa cho chúng tôi là một người đàn ông có vẻ ngoài đức độ, mái tóc đã ngả màu hoa râm. Cùng lời nói từ tốn, mến khách, ông mời chúng tôi vào nhà. Khi biết chúng tôi là phóng viên đến tìm hiểu về tài năng cũng như bài thuốc nức tiếng của mình, ông tỏ ra vô cùng hào hứng.Ông Quyết không hề giấu diếm bài thuốc gia truyền mà kể với giọng đầy hãnh diện: “Kể từ đời cụ, gia đình tôi đã trải qua 4 đời làm nghề thuốc Nam. Gia đình tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận”. Sinh ra trong một gia đình có ba anh em, ông Quyết là người duy nhất có chí hướng nối nghiệp bốc thuốc. Trong khi đó, người anh cả đi theo nghiệp quân binh, rồi làm việc trong quân đội. Người anh thứ hai lại có duyên với nghề “gõ đầu trẻ”. Thành thử, chỉ ông Quyết là say nghề, theo học và gìn giữ nghề thuốc gia truyền đến tận bây giờ.
Ông Quyết kể: “Nhớ ngày bố tôi còn sống, tôi lên 9 tuổi, ông cụ đã cho đi cùng vào rừng lấy thuốc. Vậy nên, tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa bệnh tiểu đường từ đó. Lớn lên, tôi được giao làm các công việc hái, rửa lá, cắt, phơi khô. Do được tiếp xúc và học từ nhỏ nên tôi nhanh chóng nắm được các vị, các bài thuốc và trở thành một “cánh tay” đắc lực giúp việc cho gia đình. Tuy nhiên, đến tận ngày chuẩn bị qua đời, ông cụ mới truyền lại nghề cho tôi”. 
Ông tự hào nói thêm: “Thực ra, gia đình tôi chỉ tập trung nghiên cứu và chữa các loại bệnh chính là gan, thấp khớp, và công hiệu nhất vẫn là bệnh tiểu đường. Bố tôi khi sinh thời cũng từng chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường”.
Hơn 40 năm làm thuốc chữa bệnh, ông Quyết không thể nhớ hết có bao nhiêu ca bệnh đã được ông chữa trị. Ông chỉ biết có người ở Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, cũng có người ở Nam Định, Quảng Ninh,và có cả bệnh nhân bay ra từ TP. HCM. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân vẫn là bà con quanh vùng, vốn đã nhiều năm biết đến danh tiếng của ông lang Quyết.
Đáng chú ý, cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại. Những người bệnh hoặc người nhà của họ không ngại gọi tới ông để thông báo ngày giờ lấy thuốc, cũng như nhờ tư vấn bệnh tình. Ông Quyết còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân nếu họ không có điều kiện lấy thuốc trực tiếp. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến nhà ông Quyết ngày càng nhiều.
Phương thuốc đặc trị bệnh tiểu đường
Ông Quyết đang lấy 2 vị thuốc quý là cỏ ngọt và cỏ đắng

Theo lời ông Quyết, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam không giống như bốc thuốc Bắc hay thuốc tân dược: “Người chữa bệnh bằng thuốc Nam thường chữa cả bằng tâm linh và bằng cây thuốc”. Ông giải thích, thời gian trước đây khi tìm hiểu về các bài thuốc quý của đồng bào vùng cao, các thầy lang thường thờ thần rừng, thần cây, thần núi... để người bốc thuốc lấy được đúng cây thuốc chữa cho khỏi cái bệnh. Theo cách gọi của y học hiện đại, đây chính là “liệu pháp tâm lý” giúp cho bệnh nhân có niềm tin vào thầy thuốc và phương pháp trị bệnh. Người bệnh cảm thấy an tâm là bệnh tật tự nhiên sẽ được đẩy lui một phần.

“Từ nhỏ, tôi đã được sống cùng đồng bào dân tộc Dao trên vùng cao Đà Bắc, lại thêm việc theo cha đi hái thuốc từ nhỏ, tôi đã học hỏi nhiều kinh nghiệm từ đồng bào trong việc sử dụng các cây dược liệu trên rừng để chữa trị những bệnh thông thường”, ông Quyết thổ lộ. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết ông Quyết còn có 20 năm làm việc tại khoa Đông y thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Điều đó đã khiến tên tuổi của ông Quyết càng uy tín hơn.
Ông Quyết cho biết: “Bệnh tiểu đường không phải bệnh nan y nhưng lại gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh”. Từ 4 đời nay, thuốc gia truyền của gia đình ông đặc trị bệnh tiểu đường. Bài thuốc gồm hai thành phần chính từ cây rừng, gồm cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng. Cây cỏ đắng còn có tên gọi khác là cây giảo cổ lam.
Công dụng của hai loại thảo dược này rất kì diệu. Cây cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, giảm đau đầu, cân bằng huyết áp... Cây cỏ đắng có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Sự kết hợp của hai loại cỏ rừng này đã hình thành bài thuốc “thần dược” điều trị bệnh tiểu đường.
Những cây thuốc này trước kia ở rừng rất nhiều, nhưng thời gian gần đây ngày càng khan hiếm. Việc thu gom cây thuốc trở nên rất khó khăn. “Mọi người trong gia đình tôi phải tự lên rừng kiếm. Ngoài ra, chúng tôi phải thuê người dân trên bản đi lùng tìm và mua lại. Đặc biệt, gia đình tôi còn tiến hành đầu tư các vườn chuyên trồng những cây thuốc quý này. Tuy nhiên, đa phần những cây thuốc quý này khó trồng, khó sống và chi phí đầu tư khá tốn kém”, ông Quyết cho biết.
Ông cũng tiết lộ về cách dùng của phương thuốc chữa tiểu đường từ hai loại cỏ ngọt và cỏ đắng. “Cây thuốc cần được rửa sạch, phơi khô, chế biến sau đó đóng gói cẩn thận. Người bệnh chỉ việc mang thuốc về sắc uống thay nước. Mỗi cân thuốc có giá 400.000 đồng. Thông thường mỗi người bệnh chỉ cần dùng tới 3 cân thuốc là bệnh tình đã thuyên giảm và có chuyển biến rõ rệt. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm”, ông Quyết chia sẻ.
“Thực sự bài thuốc gia truyền của gia đình tôi chỉ từ loại cỏ rừng mà người dân địa phương vẫn hay sử dụng. 2 loại cỏ ngọt và cỏ đắng thường được người dân nơi đây lấy về phơi khô để trên gác bếp nhà sàn rồi đun nước uống thay trà. Thế nhưng, không ai biết rằng hai loại cây đó kết hợp với nhau lại trở thành một bài thuốc quý”, ông Quyết tâm sự thêm. Như vậy, bài thuốc gia truyền chữa bệnh tiểu đường có nguyên liệu không gì khác ngoài chính những dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc.
Những bằng khen ông được Bộ Y Tế khen thưởng

Trong khi đến nhà ông Quyết, chúng tôi đã gặp được ông Bùi Văn Kho, 53 tuổi, trú tại bản Mực (Tiền Phong, Đà Bắc, Hòa Bình). Ông chính là người đã chữa khỏi bệnh tiểu đường nhờ bài thuốc gia truyền của ông Quyết. Ông Kho vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: “Mừng quá cô chú ạ. Tôi bị tiểu đường 2 năm nay rồi. Nghe mọi người giới thiệu, tôi tìm đến nhà thầy lang Quyết, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn thì khỏi bệnh. Thuốc mát, ngọt nên rất dễ uống. Hiện tôi vẫn lấy thuốc về uống thay nước”.
Ông Trương Văn Nho – Trạm trưởng Trạm y tế xã Cao Sơn cho biết: Đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự nào về 2 loại cây cỏ ngọt và cỏ đắng. Nhưng tôi tin rằng hai loại cây này có thể chữa được nhiều bệnh và chúng ta nên tìm hiểu sâu, kỹ hơn về công dụng của nó. Trước mắt, tôi thấy sự kết hợp của 2 loại dược liệu cỏ ngọt và cỏ đắng trong bài thuốc gia truyền của ông Đỗ Chí Quyết đã giúp chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Bài thuốc giúp chống lại những khắc nghiệt nơi “rừng thiêng nước độc”. Phương thuốc gia truyền của gia đình ông Quyết là một phương thuốc hiệu quả, dễ sử dụng và rất tiết kiệm cho người bệnh”.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013
Bệnh gai cột sống: Có nên ăn thức ăn giàu canxi?

Bệnh gai cột sống: Có nên ăn thức ăn giàu canxi?

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Căn bệnh này là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi nó thường xuyên gây ra đau nhức, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống. Ngoài điều trị bằng thuốc và các phương pháp trị liệu, chế độ ăn cũng rất quan trọng.  


Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường gặp ở người có tuổi từ 35 - 40 trở lên. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh. Nguyên nhân gây bệnh ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, còn nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp đầy đủ. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra. Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống... Đôi khi cũng có những cơn đau cấp tính khiến người bệnh cảm thấy nhói buốt, lan sang các vùng khác như vai, thần kinh tọa, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng
Ngoài các phương pháp được sử dụng điều trị hiện nay là dùng thuốc, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu thì chế độ ăn uống được xem là  yếu tố quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Nhiều người bệnh cho rằng, khi bị gai cột sống thì không nên ăn thức ăn giàu canxi như tôm, cua… Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm sai lầm vì canxi trong thực phẩm khi ăn vào nếu thừa đều được thải ra đường phân, vì cơ thể tự điều chỉnh và hấp thụ đủ yêu cầu (loại trừ canxi trong thuốc).

Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi trong thực phẩm không ảnh hưởng đến bệnh, không làm gai mọc nhiều hơn. Canxi là một nguyên tố quan trọng cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra, các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.

Lối sống cũng góp phần quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Khi bị gai cột sống, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định chính xác dùng loại thuốc gì. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc sao cho hiệu quả nhất. Đa số các thuốc điều trị gai cột sống đều có tác dụng phụ đến dạ dày nên phải uống thuốc sau khi ăn. Căn cứ tình trạng bệnh tật, bác sĩ cũng sẽ có chỉ định phẫu thuật thích hợp.
Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013
Máy đo tiểu đường tại nhà

Máy đo tiểu đường tại nhà

Máy đo đường huyết OneTouch Ultra 2

Model: Ultra 2
Hãng sản xuất: Johnson
Xuất xứ hãng: Mỹ
Nơi sản xuất: CHLB Đức.
ONETOUCH ULTRA 2 được sản xuất bởi tập đoàn Lifescan - Johnson & Johnson (USA) Với bề dầy king nghiệm trong lĩnh vực thiết bị y tế hãng đã cho ra đười sản phẩm được ưa chuộng trên toàn thế giớ
ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM :
Là nhãn hiệu máy thử đường huyết bán chạy nhất tại Mỹ, nay đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Máy có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, ít đau và dễ sử dụng nên rất thích hợp cho các bác sĩ dùng tại phòng mạch và có nhiều tiện lợi cho bệnh nhân dùng để theo dõi đường huyết tại nhà, đâu là model máy đặc biệt vì có tính năng đo được đường Glucose, insulin, aced urich trong máu.
A. Ưu điểm của máy
1.  Độ chính xác: chính xác 99% đạt tiêu chuẩn chất lượng của liên minh châu âu CE.
Độ chính xác của máy ONETOUCH ULTRA 2 đã được chứng minh một nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 44,759 mẫu máu của 10,758 bệnh nhân tại nước anh trong thời gian 4 năm (2001-2004). kết quả nghiên cứu cho thấy máy đạt độ chính xác 99% .
- Máy ONETOUCH ULTRA 2 đo được insulin trong máu, máy đặc biệt dành cho bệnh nhân tiểu đưởng type 1, bệnh nhân phụ thuộc insulin.
- Đo lượng đường Glucose trong máu giúp theo dõi, kiểm soát bệnh đái tháo đường
- Máy có đèn, bộ nhớ máy lớn, que thử dễ kiếm.
Máy đo đương huyết Onetouch ultra 2 gồm có:
- Máy đo: 1 than máy mới
- Bút lấy máuJ: 1 bút lấy máu không đau
- Hộp que thử đi kèm: 1 hộp 10 que thử
- Túi kim đi kèm: 10 kim lấy máu
- Bao đựng máy và thiết bị đi kèm
- Bộ sách hướng dẫn sử dụng máy bằng 5 ngôn ngữ. Anh, Pháp, Đức,...
- 1 bộ hướng dẫn sử dụng máy bằng tiếng Việt (tóm tắt)
- Phiếu bảo hành bằng tiếng Việt
Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013
Động tác đơn giản mà hiệu quả phòng trị đau cột sống cổ

Động tác đơn giản mà hiệu quả phòng trị đau cột sống cổ

Đau cổ vai gáy là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi, hẹp khe liên kết... Sau đây là một vài động tác đơn giản mà bạn có thể áp dụng làm giảm chứng bệnh này
Động tác đơn giản mà hiệu quả phòng trị đau cột sống cổ

Xoa cổ gáy

Bệnh nhân ngồi thả lỏng người, úp hai lòng bàn tay lên gáy sát theo chiều ngang của gáy từ trái sang phải và ngược lại, từ trên xuống dưới.

Kế tiếp để 4 đầu ngón tay để lên chính giữa chỗ hõm sau gáy (huyệt phong phủ) day nhẹ dọc cột sống cổ từ trên xuống dưới theo vòng xoáy chôn ốc từ 20 - 30 lần.

Tiếp theo, chuyển tay sang sườn gáy cũng làm động tác trên từ huyệt phong trì xuống dưới bờ vai cả hai bên từ 20 - 30 lần. Có thể kết hợp thêm dầu xoa bóp để tăng hiệu quả.

Vận động

Động tác 1: Vận động cổ

Bệnh nhân ngồi thả lỏng người trên ghế đỉnh đầu và mặt ghế tạo thành góc vuông 90 độ, nhẹ nhàng cúi đầu thật từ từ đến khi cằm chạm sát thành ngực thì dừng lại, giữ nguyên 1 - 3 phút để cho nhóm cơ cổ gáy giãn ra. Sau đó nhẹ nhàng nâng đầu lên về vị trí ban đầu.

Tiếp theo đưa đầu ngửa ra sau gáy đến khi ụ chẩm gần sát vai lưng khi không ngửa được nữa giữ nguyên trong 1 - 3 phút và sau đó nhẹ nhàng nâng đầu lên về vị trí ban đầu.

Kế tiếp làm động tác nhẹ nhàng từ từ như trên đối với nghiêng trái nghiêng phải, đối với nghiêng trái nghiêng phải thì má phải sát với bờ vai.

Mỗi động tác trên mới làm có thể tập 5 - 10 lần sau tăng lên, ngày có thể làm hai lần sáng ngủ dậy và trước khi ngủ.

Động tác này có tác dụng làm giãn tất cả các nhóm cơ cột sống cổ một cách từ từ, ở mức tối đa giúp giải phóng sự chèn ép, lưu thông máu tăng cường dinh dưỡng nuôi cột sống cổ.

Động tác 2: Ưỡn cổ

Nằm ngửa thẳng trên giường cứng, hai tay xuôi, lấy điểm tựa là xương chẩm và mông, ưỡn cổ và vai lên.

Hít vào tối đa cho bụng ngực căng lên, giữ hơi mở thanh quản (bằng cách cố gắng hít thêm), đồng thời dao động vai qua lại 4 lần, thở ra triệt để (bụng ngực xẹp xuống). Hạ vai rồi nghỉ.

Động tác có vai trò giãn cơ, tăng độ dẻo và mềm mại cột sống cổ, vai đồng thời tăng cường ôxy nuôi tổ chức tế bào nhất là tim, phổi và não...

Động tác 3:

Nằm ngửa thả lỏng người tối đa trên một mặt phẳng cứng, đầu không gối hai tay buông lỏng theo thân trong 10 - 15 phút.

Cố định ụ chẩm và gót chân đồng thời rướn và co người về phía trước, giữ ở tư thế này 1 - 2 phút để cột sống cổ kéo giãn tự nhiên, phòng trị co cơ, hẹp khe liên kết, thúc đẩy tuần hoàn đốt sống cổ.

Động tác 4:

Nằm úp mặt thả lỏng người hai tay xuôi theo cơ thể, bàn chân duỗi tối đa, lấy cằm là điểm đỡ chính cho đầu, nằm trong tư thế này 10 - 15 phút.

Động tác này có tác dụng giãn cơ, lưu thông tuần hoàn vùng cổ gáy, tạo đường cong sinh lý trở lại cho cột sống cổ.

Chú ý:

Ở tất cả các động tác phải làm chậm, nhẹ nhàng, kiên trì hằng ngày. Không được làm nhanh mạnh cho xong việc dễ gây phản ứng trái ngược.

Khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy luôn giữ tư thế của người đánh đàn piano, ngủ không nên gối đầu cao, nằm co quắp sai tư thế...

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013
5 cách để chữa bệnh đau lưng cột sống hiệu quả

5 cách để chữa bệnh đau lưng cột sống hiệu quả

Mỗi ngày trên thế giới có hàng trăm người than phiền về căn bệnh đau lưng cột sống mà họ đang trải qua hằng ngày. Có những người đã tốn nhiều chi phí nhưng những cơn đau vẫn không thuyên giảm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không cần phải tốn quá nhiều tiền để điều trị mà vẫn có thể hồi phục nhanh chóng. Những liệu pháp đơn giản sau đây phần nào sẽ giúp được cho những người đang mắc bệnh có được sự hỗ trợ cần thiết.

1. Xoa bóp: là một liệu pháp trị bệnh tối ưu được đa số người bệnh sử dụng để điều trị tại nhà. Khi xoa bóp, các lực sẽ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ bắp giải phóng những độc tố tích tụ trong cơ bắp, và những căng thẳng nằm trong các điểm đau trên lưng. Ngoài ra còn cải thiện sự lưu thông tuần hoàn máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho việc chữa bệnh. Xoa bóp bằng cách kết hợp với việc chườm những cục đá nóng trên da là cách điều trị tuyệt vời cho những vùng lưng bị đau, giúp thư giãn sâu cho cơ bắp, và giảm căng thẳng hiệu quả.
2. Bài tập vật lý trị liệu: là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên dùng, nó giúp cơ thể vận động vừa phải, làm thư giãn và nới lỏng các cơ bắp ở phía sau lưng, làm cho cơ thể hoạt động uyển chuyển trở lại và có thể ngăn ngừa được những chấn thương trong tương lai. Bạn có thể thử một số bài tập nhẹ nhàng như tập yoga sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị đau lưng cột sống.
3. Ngoài ra để điều trị những cơn đau tạm thời ta cũng có thể dùng cách chườm khăn nóng, nhiệt độ ấm sẽ làm giảm đau hiệu quả hơn.
4. Giảm cân: việc thừa cân cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng cột sống, vì trọng lượng cơ thể tác động rất nhiều vào cột sống nên giảm cân có hiệu quả ngoài việc thẩm mĩ thì nó giúp ích trong việc điều trị bệnh cũng hiệu quả.
5. Ngoài ra chúng ta nên cần chú trọng vào những tư thế sinh hoạt hằng ngày như tư thế đứng, ngồi, phải thẳng lưng, nếu không dần dần sẽ làm suy yếu các cơ bắp và gây đau lưng cột sống.
Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường đường tuýp 1 do tụy tạng không tiết insulin, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Nhóm này chiếm khoảng 15% tổng số bệnh nhân bệnh nhân đái tháo đường. Những triệu chứng điển hình của bệnh ĐTĐ tuýp 1 là tiểu nhiều, uống nhiều, đôi khi ăn nhiều, mờ mắt, dị cảm và sụt cân. Chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng. 


Đối với người đái tháo đường thì chế độ ăn uống, luyện tập... là rất quan trọng, người bệnh nên ăn gạo, mì sợi (vừa phải), sữa (không đường) đã được lọc chất béo, sữa chua, lòng trắng trứng gà, thịt nạc, bê, bò, thịt gà (bỏ da), cá, các loại rau, đậu và nên ăn nhiều bữa trong ngày (4 - 5 bữa). Tránh ăn các loại thức ăn có đường, mật, giàu chất béo, lòng đỏ trứng gà, khoai tây rán, hoặc bánh ngọt có nhân hoa quả, coca cola, các loại nước khoáng có đường, cà phê... 
Người mắc bệnh cũng cần có chế độ luyện tập nhẹ nhàng, thích hợp như đi bộ, đạp xe đạp, đánh bóng bàn (không quá 30 phút/lần),,,
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
Nguyên nhân vôi hóa cột sống

Nguyên nhân vôi hóa cột sống

Vôi hoá cột sống hay còn gọi Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Theo thống kê thì có khoảng 42% những người bị vôi hóa cột sống có những triệu chứng như đau cổ, đau lưng lan ra tứ chi…Vậy nguyên nhân vôi hóa cột sống là do đâu?

Vôi hóa cột sống hay còn gọi là gai cột sống là một bệnh thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh do sự lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống hay sâu xa hơn là do thoái hóa khớp gây nên
Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do tư thế
Bệnh thường xảy ra người có độ tuổi ngoài 40, tỉ lệ nam mắc bệnh vôi hóa cột sống cao hơn nữ, tuy nhiên phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng dễ mắc căn bệnh này. Bệnh có thể xảy ra với những người làm nghề khuân vác nặng, người béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp, những người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
Nguyên nhân vôi hóa cột sống
- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát.
- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.
- Gai là một diễn tiến của sự lão hóa. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.
Tóm lại các yếu tố di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
Căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể để xác định phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất. Kết hợp việc điều trị và thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.
Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013
Thuốc tiểu đường Diamicron

Thuốc tiểu đường Diamicron

Thuốc tiểu đường Diamicron là loại thuốc được chỉ định dùng cho tất cả các bệnh tiểu đường phải điều trị bằng thuốc uống, tiểu đường không có nhiễm toan cétone hay nhiễm toan acide lactique, tiểu đường type 2 ở người trưởng thành và người lớn tuổi.

Thành phần thuốc tiểu đường Diamicron

Mỗi viên thuốc tiểu đường Diamicron có chứa ( Gliclazide 80mg và Lactose)

Phương diện dược lý học của thuốc tiểu đường Diamicron

Về phương diện dược lý, Diamicron có hai tác động độc lập nhau : tác động trên sự chuyển hóa và tác động đặc biệt trên hệ vi mạch.
Tác động trên sự chuyển hóa :
Diamicron là thuốc gây kích thích bài tiết insuline và làm tăng tác dụng gây bài tiết insuline của glucose.
Diamicron làm tăng đáp ứng ở tụy và gây bài tiết insuline ở pha sớm khi có thức ăn vào cơ thể.
Diamicron do đó làm giảm đường huyết sau các bữa ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, được ghi nhận qua các kết quả khảo sát đường huyết liên tục, theo chu kỳ và kết quả định lượng đường huyết sau các bữa ăn.
Nguy cơ gây tụt đường huyết được xem là rất thấp do Diamicron gây hạ đường huyết từ từ và thời gian bán hủy sinh học trung bình (12 giờ) cho phép dùng 2 liều một ngày.
Tác động trên hệ vi mạch :
- đã có kết luận trên lâm sàng về tác dụng làm giảm sự kết dính và kết tập của tiểu cầu, Diamicron làm chậm tốc độ kết tập của tiểu cầu, bình thường hóa hoạt động tiêu giải sợi fibrine ở nội mô của bệnh nhân đái tháo đường týp 1 lẫn týp 2 ;
- trong bệnh võng mạc do đái tháo đường, một nghiên cứu có kiểm soát dài hạn đã được thực hiện so sánh với các thuốc giảm đường huyết cổ điển. Nghiên cứu này cho thấy rằng, khi đạt được cùng một tình trạng cân bằng đường huyết, có sự khác nhau đáng kể về mặt thống kê và kết luận rằng Diamicron làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường, ở giai đoạn chưa phát triển nhiều ;
- trong bệnh thận do đái tháo đường, dùng lâu dài Diamicron không làm thay đổi chức năng thận đang ở mức bình thường hoặc ổn định và đồng thời làm giảm đáng kể protéine niệu, song song với tác động kiểm tra tốt mức huyết áp và đường huyết.

Phương diện dược động học của thuốc tiểu đường Diamicron

Diamicron được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 đến 6 giờ. Ở người, gắn kết với protéine huyết tương là 94,2%.
Thời gian bán hủy sinh học trung bình của gliclazide trong khoảng 12 giờ ở người, do đó Diamicron có thể được dùng 2 lần trong ngày nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Gliclazide được chuyển hóa mạnh : chất chuyển hóa chính ở máu chiếm 2 đến 3% liều uống vào và không có tác động hạ đường huyết nhưng có những tác động huyết sinh học.
Thuốc được đào thải chủ yếu qua thận : dưới 1% liều uống vào được tìm thấy dưới dạng không đổi trong nước tiểu.

Chỉ định khi dùng thuốc tiểu đường Diamicron

Diamicron được dùng cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường cần điều trị bằng thuốc uống : đái tháo đường không có nhiễm toan cétone hay nhiễm toan acide lactique, đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành và người lớn tuổi khi sự kiểm soát đường huyết không đạt được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.

Chống chỉ định khi dùng thuốc tiểu đường Diamicron

- Đái tháo đường ở trẻ em, đái tháo đường khởi phát lúc trẻ.
- Nhiễm toan, nhiễm cétone nặng.
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận nặng.
- Suy gan nặng.
- Tiền sử bị dị ứng đã biết với sulfamide.
- Phối hợp với miconazole dạng viên (xem Tương tác thuốc : nguy cơ bị hạ đường huyết).
- Phụ nữ có thai : xem Lúc có thai.
Chú ý và đề phòng khi dùng thuốc tiểu đường Diamicron
- Dùng Diamicron vẫn phải theo chế độ ăn kiêng ít năng lượng và (hoặc) ít glucide.
- Phải thực hiện đều đặn các kiểm tra sinh học thông thường như kiểm tra đường huyết lúc đói và sau khi ăn, đường niệu trong 24 giờ.
- Trường hợp có can thiệp phẫu thuật hoặc các nguyên nhân khác cản trở thuốc phát huy tác dụng, cần dự trù insuline để cấp cứu.
Hạ đường huyết :
Hạ đường huyết trung bình hoặc nặng, kể cả hôn mê, có thể xảy ra trong trường hợp :
- Dùng thuốc không đúng chỉ định, trong đái tháo đường chỉ cần kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng ;
- Ngộ độc do dùng thuốc quá liều, nhất là ở người già ;
- Dinh dưỡng không đầy đủ hoặc mất cân bằng về hydrate carbone ;
- Suy thận và (hoặc) suy gan đã được xác nhận hoặc kiểm tra bằng các xét nghiệm sinh học. Tuy nhiên, trong các khảo sát lâm sàng dài hạn, Diamicron có thể được dùng với liều chia nhỏ ra ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận và không làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Để tránh việc hạ đường huyết :
- Nên bắt đầu điều trị đái tháo đường týp 2 bằng một giai đoạn áp dụng chế độ ăn kiêng ít glucide và ít năng lượng, thường xuyên kiểm tra đường huyết lúc đói và sau khi ăn, nếu được thì chỉ dùng chế độ ăn kiêng để điều trị ;
- Cũng nên chú ý đến tuổi tác của bệnh nhân ; ở người già, tuổi càng cao thì khả năng bị hạ đường huyết càng lớn và khả năng kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng càng thấp ;
- Khi kê toa, liều phải được nâng từ từ và thật thận trọng trong những ngày đầu điều trị, theo dõi đường huyết lúc đói và sau khi ăn cũng như đường niệu trong 24 giờ.
Do đó việc đánh giá lại liều lượng có thể là cần thiết :
- Trường hợp có biểu hiện hạ đường huyết trung bình hoặc nhẹ (đổ mồ hôi, xanh tái, đói cồn cào, tim đập nhanh, bất ổn) : trước tiên cần cho bệnh nhân ngậm đường, sau đó đánh giá lại chế độ tiết thực hoặc điều trị tùy theo nguyên nhân, có thể giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc ;
- Trường hợp hạ đường huyết nặng (xem Quá liều) ;
- Trường hợp đường huyết vẫn còn cao, tăng liều từ từ và nếu vẫn không kiểm soát được, có thể tạm thời sử dụng insuline.
Lúc có thai
Chống chỉ định.
Tương tác thuốc
- Hạ đường huyết nặng (hôn mê) được ghi nhận khi phối hợp một vài loại sulfamide hạ đường huyết (glibenclamide, gliclazide) với miconazole dạng uống. Do đó chống chỉ định phối hợp Diamicron với thuốc này.
Hạ đường huyết cũng được báo cáo trong những trường hợp :
tăng tác động hạ đường huyết gây ra bởi các thuốc kháng viêm không stéroide (đặc biệt là các salicylate), sulfamide kháng khuẩn, coumarine, IMAO, thuốc ức chế bêta, diazépam, tétracycline, perhexiline maléate, chloramphénicol, clofibrate. Uống rượu cũng có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
- Các barbiturate có thể làm giảm tác động của Diamicron.
- Một vài thuốc (corticoide, thuốc lợi tiểu, estroprogestatif) có thể làm mất cân bằng đường huyết trong chiều hướng làm tăng đường huyết.
Tác dụng ngoài ý muốn của thuốc tiểu đường Diamicron
- Phản ứng da-niêm mạc, đặc biệt là ngứa, phát ban, nổi mề đay. Các triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất vài ngày sau khi ngưng điều trị.
Mặc dầu một vài trường hợp viêm da có bọng nước (hội chứng Lyell) được ghi nhận khi dùng sulfamide hạ đường huyết, tuy nhiên đối với Diamicron, cho đến nay không có trường hợp nào được ghi nhận.
- Rối loạn tiêu hóa rất hiếm khi xảy ra : buồn nôn, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón. Các rối loạn này sẽ giảm rất nhiều nếu dùng thuốc trong các bữa ăn.
- Rối loạn ở gan : rất hiếm khi gặp vàng da tắc mật do dị ứng với sulfamide hạ đường huyết : cho đến nay, chưa có trường hợp nào được ghi nhận với Diamicron.
- Rối loạn ở máu, thường hồi phục khi ngưng điều trị : các rối loạn này ngoại lệ có thể xảy ra ở những bệnh nhân nhạy cảm với sulfamide : giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt hoặc giảm bạch cầu, thiếu máu.
Liều lượng và cách dùng thuốc tiểu đường Diamicron
Trong tất cả các dạng đái tháo đường không kiểm soát được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.
Đái tháo đường ở người béo phì :
Trong đa số trường hợp : 2 viên mỗi ngày chia làm 2 lần.
Đối với Diamicron, liều dùng có thể linh động và có thể thích nghi trong mọi trường hợp :
- 1 viên trong đái tháo đường nhẹ ;
- 3 viên trong đái tháo đường nặng hơn.
Trường hợp điều trị thay thế, ngưng thuốc đã được chỉ định trước đó và sau đó chỉ định dùng Diamicron.
Việc ổn định đường huyết có liên quan đến việc sụt cân. Trường hợp không ổn định được đường huyết, cần kiểm tra lại chế độ tiết thực có được chấp hành tốt không, và tùy tình hình có thể điều chỉnh lại liều dùng Diamicron.
Đái tháo đường ở người có trọng lượng bình thường, không phụ thuộc insuline :
Áp dụng chế độ ăn kiêng, sau đó chỉ định dùng Diamicron. Trong đa số trường hợp : 2 viên mỗi ngày chia làm 2 lần.
Đối với Diamicron, liều dùng có thể linh động và có thể thích nghi trong mọi trường hợp :
- 1 viên trong đái tháo đường nhẹ ;
- 3 viên trong đái tháo đường nặng hơn, ngoại lệ có thể tăng đến 4 viên.
Trường hợp điều trị thay thế, ngưng thuốc đã được chỉ định trước đó và sau đó chỉ định dùng Diamicron.
Ở những bệnh nhân rất khó ổn định lại đường huyết, có thể nghĩ rằng đái tháo đường đã ở tình trạng rất xấu, cần dùng đến insuline.
QUÁ LIỀU
Vô tình hay cố ý dùng thuốc quá liều chủ yếu đưa đến các biểu hiện hạ đường huyết.
Trong các trường hợp nặng, nếu có biểu hiện mù mờ ý thức : phải dùng ngay lập tức dung dịch đường ưu trương 10% hoặc 30% bằng đường tĩnh mạch, sau đó đưa bệnh nhân nhập viện.
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013
Chữa bệnh thoái hóa cột sống

Chữa bệnh thoái hóa cột sống

Chữa bệnh thoái hóa cột sống dứt điểm là điều mà bất kì người bệnh nào cũng mong muốn, nếu các bạn cũng đang có cùng suy nghĩ ấy thì bài viết hôm nay chắc chắn sẽ hữu ích với các bạn.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người trẻ có thói quen vận động, làm việc không khoa học cũng sớm mắc các bệnh lý về cột sống.
Để nhận biết bệnh thoái hóa cột sống, có thể căn cứ vào một số biểu hiện điển hình sau: Cơn đau tại các vùng cổ, thắt lưng, gáy xuất hiện thường xuyên, âm ỉ, gây hạn chế vận động của cột sống, hay đau tăng khi vận động, dáng đi không bình thường, cong vẹo. Ngoài ra, cơn đau dai dẳng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi vì mất ăn, mất ngủ, sức làm việc giảm sút…


Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những cách chữa bệnh thoái hóa cột sống:
1. Trong cơn đau dữ dội đột ngột, phải tìm cách nằm yên, bất động chỗ đau. Không nên  xoa nắn, đấm bóp, kích thích nhiều vào chỗ đau, có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và giãn cơ.
2. Chế độ ăn uống hợp lý giúp chữa bệnh thoái hóa cột sống: các bạn nên ăn đủ chất như vậy mới giúp cho cơ thể khoẻ và mau hồi phục. Thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua rất tốt vì nhiều Canxi, magie, mà không làm tăng cholesterol…
3. Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt…
4. Sửa các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
5. Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng …
6. Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng, dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
7. Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
8. Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong).
9. Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
10. Để phòng và chữa bệnh thoái hóa cột sống người lao động chân tay nên nhớ không mang vác quá sức, không nhấc vật quá nặng, tránh những động tác sai tư thế khi bưng, bê, vác, đẩy… tránh tổn thương cột sống. Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên, vừa sức cũng mang lại lợi ích to lớn cho xương khớp.
10 cách chữa bệnh thoái hóa cột sống trên đây là những phương pháp trong phòng và chống bệnh thoái hóa rất tốt các bạn nên lưu tâm.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by