Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh thường gặp chiếm khoảng từ 2 đến 10% phụ nữ khi mang thai khiến nó trở thành một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến nhất trong thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn thai nhi. Chính vì vậy mà các chị em cần phải làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần khám thai đầu tiên.

Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ


- Tiểu đường thai kỳ có thể gây những biến chứng cho cả mẹ,  thai, trẻ sơ sinh và cả khi trẻ lớn lên. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, đái tháo đường thai nghén có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non; khi đẻ  ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu, vàng da;  khi lớn lên trẻ có thể bị béo phì, đái tháo đường type 2. Chính vì vậy cần phải làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để chuẩn đoán sớm và kịp thời điều trị, tránh các biến chứng cho cả mẹ và con là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
- Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose khi có thai được 24 đến 28 tuần.
- Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp này từ lần khám thai đầu tiên, và lặp lại vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ nếu kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên là âm tính.

Những đối tượng nào cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, bạn sẽ thuộc nhóm rủi ro cao đối với chứng bệnh này (và cần phải được xét nghiệm sớm) nếu:
  • Bạn béo phì (Chỉ số khối cơ thể – BMI – của bạn lớn hơn 30).
  • Bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Bạn có đường trong nước tiểu.
  • Gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
Một số bác sĩ khuyên rằng bạn nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose sớm nếu bạn có những yếu tố rủi ro khác, như là:
  • Con trước của bạn có trọng lượng khi sinh khá lớn. (>= 4 kg hoặc >=4.5 kg).
  • Bạn đã từng có thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
  • Bạn đã từng có bé bị dị tật bẩm sinh.
  • Bạn bị huyết áp cao.
  • Bạn hơn 35 tuổi.
Ngoài ra, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Sản phụ khoa (Mỹ) số tháng 3/2012 cho thấy mối liên hệ giữa việc tăng cân nhanh khi mang thai – đặc biệt là ở ba tháng đầu – và nguy cơ người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhóm có nguy cơ cao nhất là phụ nữ bị quá cân ngay từ đầu.
Tuy nhiên có nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nhưng lại không có bất cứ yếu tố rủi ro nào nói trên. Đó là lý do vì sao đa số các bác sĩ cho rằng hầu hết phụ nữ có thai đều nên làm nghiệm pháp dung nạp glucose từ tuần 24 đến 28.

Các chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

- Chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên : Cho làm xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc đái tháo đường lâm sàng (clinical diabetes), đái tháo đường thai nghén (gestational diabetes) hoặc bình thường.
- Chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ : Nghiệm pháp có thể  được chỉ định ở “tất cả các thai phụ hoặc các thai phụ có nguy cơ đái tháo đường thai nghén cao.

Cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để phát hiện sớm ra tiểu đường thai kỳ thì các thai phụ cần làm test
dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 24 và 28. Một đồ uống có đường nhưng không có ga được trao cho người mẹ để uống trước khi làm xét nghiệm. Thai phụ có thể được làm xét nghiệm máu trong vòng 1 tiếng sau khi uống xong. Thời gian là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm được biết trong vòng 1-2 ngày sau đó.
Những người mẹ với lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose. Điều này có nghĩa mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và chờ đợi 1-2 ngày để biết kết quả. Nếu kết quả cho mức độ cao của đường, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận. Chế độ ăn uống và tập luyện có thể kiểm soát mức độ insulin. Trường hợp mức độ đường là rất cao, tiêm insulin là cần thiết

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by