Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Điều trị tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường xếp hàng thứ 10 là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia. Theo thống kê cư 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người mắc tiểu đường type 2 ( Tiểu đường type 2 chiếm tới 90 % ). Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân thừa cân, béo phì, lười vận động góp phần làm tăng tỷ lệ số người mắc phải tiểu đường type 2.

Tìm hiểu tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 về cơ bản là bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất. Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh lý này. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do: Béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose…
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường type 2 có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Giảm khả năng chăn gối, suy thận cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử…

Yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao:
-    Tuổi > 45
-    Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
-    Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
-    Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
-    Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
-    Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
-    Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
-    Tăng triglyceride (mỡ) máu.
-    Chế độ ăn nhiều chất béo.
-    Uống nhiều rượu
-    Ngồi nhiều
-    Béo phì hoặc thừa cân.

Biến chứng bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, hoại tử chi…Dưới đây là 4 biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường type 2 có thể xảy ra nếu người bệnh ko kiểm soát tốt đường huyết của mình.

Biến chứng ở mắt của bệnh nhân tiểu đường type 2


Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.

Biến chứng ở thận của bệnh tiểu đường type 2

Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn bị tiểu ra đường, các mạch máu nhỏ trong thận của bạn có thể trở nên hư hỏng theo thời gian. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, có nghĩa là sản phẩm chất thải sẽ tích tụ trong máu của bạn, và cơ thể của bạn sẽ giữ lại nước và muối nhiều hơn (gây tăng cân và sưng phù) và cũng có thể gây ra tăng huyết áp. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .

Biến chứng ở mạch máu và tim của bệnh tiểu đường type 2

Các bệnh của các mạch máu (động mạch) là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Xơ vữa động mạch (hẹp hay xơ cứng động mạch) được gây ra bởi chất béo, chất cholesterol và tạo nên các mảng bám ở thành mạch. Điều này làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Các cục máu đông có thể hình thành, làm gián đoạn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này có thể gây ra chết một phần cơ tim, gây ra một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ . Đôi khi một mảng bám có thể vỡ ra và đi vào dòng máu ở các nơi khác trong cơ thể, gây tắc mạch. Giữ mức cholesterol trong máu của bạn thấp và quản lý huyết áp có thể giúp ngăn chặn một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường type 2

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân như vết thương không lành,cảm thấy tê và đau buốt bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân ( đoạn chi) để cứu tính mạng bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 đòi hỏi tuân thủ lâu dài những việc sau:
•      Theo dõi đường huyết
•      Chế độ ăn hợp lý
•      Tập thể dục thường xuyên
•      Thuốc hạ đường huyết uống hay insulin
Những bước trên nhằm giúp đưa đường huyết về gần với bình thường nhằm giúp phòng ngừa hay làm chậm biến chứng tiểu đường.
a) Theo dõi đường huyết:
Tùy theo kế hoạch điều trị, mà bạn cần xét nghiệm đường huyết một hay nhiều lần trong ngày. Theo dõi đường huyết thường xuyên là cách giúp ổn định đường huyết.Bạn phải học cách thay đổi những vấn đề sau để ổn định đường huyết:
•    Thức ăn: Ăn thức ăn gì và ăn như thế nào để tránh tăng đường huyết. Đường huyết thường cao nhất sau 1- 2 giờ sau ăn. Hãy hỏi Bác sỹ chuyên khoa Nội tiết hay chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đở.
•   Hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực sẽ đưa đường huyết vào trong tế bào. Hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp hạ được đường huyết.
•    Thuốc: Nhiều thuốc tác động lên đường huyết, đôi khi cần thay đổi kế hoạch điều trị đái tháo đường.
•    Bệnh khác: Khi bị cảm hay bệnh khác, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone làm tăng đường huyết.
•      Rượu bia: Rượu bia và những chất hòa tan trong rượu có thể gây tăng hay giảm đường huyết, tùy theo lượng rượu mà bạn uống và thức ăn
•      Stress: Khi bị Stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều hormone để chống stress, nhưng những hormone này cũng làm insulin hoạt động không hiệu quả.
b) Chế độ ăn hợp lý
Bạn không cần phải thực hiện chế độ an kiêng khem quá mức, bạn nên ăn nhiều thức ăn:
•      Rau tươi
•      Lúa mì nguyên hạt…
Những thức ăn này nhiều dinh dưỡng mà lại ít chất béo và năng lượng. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn ngọt và những thức ăn chế biến từ bột, gạo.
Thức ăn có chỉ số đường huyết thấp: có thể rất hữu dụng. Chỉ số đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ thức ăn làm tăng đường trong máu.Thức ăn có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh đường huyết. Những thức ăn giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp
c) Hoạt động thể lực
Bất cứ ai cũng cần tập thể dục đều đặn và bệnh nhân Đái tháo đường cũng không ngoại lệ. Hỏi ý kiến Bác sỹ trước khi bắt đầu chọn môn thể thao để tập. Sau đó chọn môn thể thao mà bạn yêu thích, như là đi bộ, bơi lội… Quan trọng là tập đều đặn mỗi ngày, nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên bắt đầu tập nhẹ rồi tăng dần cường độ tập.
Nên nhớ rằng, hoạt động thể lực sẽ giúp hạ đường huyết. Kiểm tra đường huyết trước khi tập. Bạn cũng nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ đường huyết nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hay đang chích insulin.
d) Thuốc điều trị bệnh tiểu đường và Insulin
Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục, nhưng nhiều bệnh nhân khác cần uống thuốc hay tiêm insulin để ổn định đường huyết. Uống thuốc nào là do bác sỹ quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố để lựa chọn. Có thể phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát đường huyết:
•      Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Thông thường, bệnh nhân mới được chẩn đoán sẽ được kê toa metformin (Glucophage), một thuốc giúp làm gan giảm sản xuất đường. Bác sỹ cũng sẽ khuyên thay đổi lối sống như: giãm cân,hoạt động thể lực nhiều hơn…
Cùng với metformin, những thuốc hạ đường huyết khác có thể được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích insulin(nhóm thuốc sulfonyureas). Nhóm acarbose sẽ ức chế men phân giải carbohydrates và làm giảm đường huyết sau ăn.Thêm vào đó, bác sỹ có thể phải kê toa aspirin liều thấp và thuốc hạ huyết áp, giãm lipid máu để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.
Insulin: Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Vì insulin sẽ bị tiêu hóa khi uống nên insulin phải dùng bằng đường tiêm.
Các loại insulin: Insulin có nhiều loại dựa vào thời gian tác dụng của nó, bao gồm:
Insulin tác dụng nhanh,ví dụ: insulin lispro (Humalog), insulin aspart (NovoLog)
Insulin tác dụng trung bình như: Insulin N, Insulin Lent
Insulin tác dụng chậm như: insulin glargine (Lantus) and insulin detemir (Levemir).
Tùy theo mỗi bệnh nhân mà bác sỹ có thể kê toa insulin hỗn hợp để có thể kiểm soát đường huyết cả ngày.

Điều trị tiểu đường type 2 bằng thảo dược

1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường type 2 là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.
2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.
3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết. Đây là một phương pháp tại nhà hiệu quả khác dành cho căn bệnh này.
4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.
5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.
7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.
8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by