Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Tiểu đường là một bệnh mãn tính rối loạn chuyển hóa chất đường glucose do thiếu insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin, khiến cho chất đường glucose không vận chuyển được đến các tế bào, biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn tăng cao. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới. Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới nguy cơ gặp phải các biến chứng bệnh tiểu đường hết sức nguy hiểm.

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Biến chứng bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại là biến chứng cấp tính và biến chứng mãn tính.

1. Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường

- Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường do đường huyết tăng cao: Đây là biến chứng xảy ra ở bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu đường huyết tăng cao có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong.
- Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường do hạ đường huyết: Biến chứng tiểu đường này thường do người bệnh dùng quá liều thuốc ,insulin gây nên hoặc có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong.

2. Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Trong điều trị bệnh tiểu đường nếu như người bệnh biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình thì tránh gặp phải các biến chứng bệnh tiểu đường gây nên như mù mắt, suy thận...Dưới đây là các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường xảy ra mắt

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.
Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Biến chứng bệnh tiểu đường rất nguy hiểm có thể giảm thị lực hoặc gây mù lòa hoàn toàn

Biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra ở mạch máu và tim

Các bệnh của các mạch máu (động mạch) là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Xơ vữa động mạch (hẹp hay xơ cứng động mạch) được gây ra bởi chất béo, chất cholesterol và tạo nên các mảng bám ở thành mạch. Điều này làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Các cục máu đông có thể hình thành, làm gián đoạn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này có thể gây ra chết một phần cơ tim, gây ra một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ . Đôi khi một mảng bám có thể vỡ ra và đi vào dòng máu ở các nơi khác trong cơ thể, gây tắc mạch. Giữ mức cholesterol trong máu của bạn thấp và quản lý huyết áp có thể giúp ngăn chặn một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra ở chân

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân như vết thương không lành,cảm thấy tê và đau buốt bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân ( đoạn chi) để cứu tính mạng bệnh nhân.
Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Biến chứng bệnh tiểu đường ở chân có thể dẫn tới hoại tử chi phải cắt cụt chân

Biến chứng bệnh tiểu đường ở thận

Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn bị tiểu ra đường, các mạch máu nhỏ trong thận của bạn có thể trở nên hư hỏng theo thời gian. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, có nghĩa là sản phẩm chất thải sẽ tích tụ trong máu của bạn, và cơ thể của bạn sẽ giữ lại nước và muối nhiều hơn (gây tăng cân và sưng phù) và cũng có thể gây ra tăng huyết áp. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .

Cách phòng tránh biến chứng bệnh tiểu đường

- Nhắc nhở người bệnh luôn tuân thủ đúng những lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, giảm muối, giảm đường bột, tăng thực phẩm giàu đạm và chất béo, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, nhưng hạn chế hoa quả nhiều đường.
- Theo dõi đường máu mỗi ngày.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, kiểm tra thân thể tránh các vết trầy xước, kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, không nên đi chân trần, đi giầy chặt quá hoặc giày cao gót, giày mũi nhọn, tránh làm tổn thương da. Nếu có vết thương ở chân ở da, có sự phồng rộp, đỏ ở da, sưng nề… thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm các biến chứng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by